Hà Nội cấm xe máy chạy xăng từ 1/7/2026: Cần lộ trình hỗ trợ chuyển đổi cho người dân

Mai Hương Mai Hương
Chủ nhật, 13/07/2025 09:16 AM (GMT+7)
A A+

Chính phủ vừa ban hành chỉ thị mới yêu cầu Hà Nội từng bước loại bỏ xe cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Trong đó, mốc đầu tiên sẽ là cấm hoàn toàn xe máy chạy xăng tại khu vực vành đai 1 từ giữa năm 2026.

Hà Nội siết chặt kiểm soát phương tiện cá nhân gây ô nhiễm

Theo chỉ thị số mới được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 12/7, Hà Nội sẽ chính thức dừng toàn bộ hoạt động của xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực vành đai 1 kể từ ngày 1/7/2026.

Đây là một phần trong kế hoạch hành động khẩn cấp nhằm cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị lớn, đồng thời hướng tới mục tiêu trung hòa carbon.

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng từ 1/7/2026: Cần lộ trình hỗ trợ chuyển đổi cho người dân 664694

Chỉ thị cũng đưa ra các mốc lộ trình cụ thể như sau:

  • Từ ngày 1/1/2028: Bắt đầu hạn chế ô tô cá nhân sử dụng xăng, dầu tại khu vực vành đai 1 và vành đai 2.

  • Từ năm 2030: Mở rộng phạm vi hạn chế với tất cả phương tiện cá nhân dùng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực vành đai 3.

Trước đó, Hà Nội đã có bước chuẩn bị với kế hoạch thí điểm vùng phát thải thấp (LEZ) từ năm 2025 tại các khu vực trung tâm như quận Hoàn Kiếm và Ba Đình cũ.

Nỗi lo từ người dân: Ai sẽ được hỗ trợ chuyển đổi?

Đánh giá về lộ trình chuyển đổi phương tiện nói trên, TS. Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam cho rằng đây là một động thái tích cực và cần thiết, phản ánh quyết tâm của Chính phủ trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.

Tuy nhiên, ông Tùng cũng chỉ rõ khoảng thời gian chưa đầy 2 năm là rất ngắn để Hà Nội chuẩn bị về mọi mặt.

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng từ 1/7/2026: Cần lộ trình hỗ trợ chuyển đổi cho người dân 664695

“Sẽ có hàng triệu xe máy buộc phải thay thế hoặc chuyển đổi. Câu hỏi đặt ra là người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp sẽ được hỗ trợ như thế nào để không bị ảnh hưởng quyền di chuyển?” – ông đặt vấn đề.

Ông đề xuất cần có các gói hỗ trợ tài chính trực tiếp từ Nhà nước, bên cạnh những chương trình đổi xe từ doanh nghiệp để giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các phương tiện xanh như xe máy điện.

Phát triển hạ tầng và giao thông công cộng: Điều kiện đi kèm bắt buộc

Bên cạnh chính sách hỗ trợ người dân, TS. Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh yêu cầu đầu tư cấp bách cho hệ thống hạ tầng trạm sạc dành cho phương tiện điện.

Việc quy hoạch, bố trí hợp lý các điểm sạc công cộng – đặc biệt trong khu dân cư và khu vực trung tâm sẽ giúp đảm bảo tính khả thi khi cấm xe chạy xăng.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng cần đẩy mạnh phát triển các loại hình giao thông công cộng như metro, xe buýt điện và BRT để người dân có thêm lựa chọn thay thế phương tiện cá nhân.

“Chuyển đổi phương tiện chỉ là bước đầu.Giao thông công cộng hiện đại mới là giải pháp dài hạn giúp thay đổi thói quen đi lại và giảm áp lực môi trường bền vững hơn.”

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng từ 1/7/2026: Cần lộ trình hỗ trợ chuyển đổi cho người dân 664696

Không chỉ cấm mà phải chuẩn bị toàn diện

Việc Hà Nội loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một mục tiêu cần thiết trong bối cảnh chất lượng không khí đô thị ngày càng xuống cấp.

Tuy nhiên, để thực hiện thành công lộ trình này, thành phố cần đồng thời hoàn thiện các yếu tố về chính sách, hạ tầng và truyền thông.

Chỉ khi người dân được hỗ trợ đủ về tài chính, có hạ tầng tiện ích đáp ứng nhu cầu di chuyển, thì quá trình chuyển đổi mới thực sự hiệu quả và bền vững.

Nếu không, chính sách dù quyết liệt đến đâu cũng khó đạt được sự đồng thuận từ cộng đồng.

Góp ý / Báo lỗi
Xem thêm